THƯ MỜI VIẾT BÀI VÀ THAM GIA HỘI THẢO KHOA HỌC

Kính gửi:…………………………………………………………………………………………………..

Mơ Hương Tích (hay còn gọi là mơ chùa Hương) là loại cây bản địa gắn với lịch sử hình thành và phát triển của khu di tích chùa Hương và là một trong những sản phẩm đặc trưng của huyện Mỹ Đức. Mơ Hương Tích là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư ít, lại phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng rừng núi Hương Sơn, Mỹ Đức … Tuy nhiên, phần lớn diện tích cây mơ trên địa bàn tỉnh được trồng cách đây 20 – 25 năm do không được chăm sóc thường xuyên nên bị già cỗi, hiệu quả kinh tế thấp. Để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen đặc hữu của thành phố Hà Nội thì rất cần các giải pháp đồng bộ như bình tuyển, nhân giống, kỹ thuật canh tác(phân bón, đốn tỉa, điều khiển ra hoa, đậu quả..) cho các vườn mơ hiện có.

Với mục tiêu xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nhân giống, canh tác cho việc phát triển và nâng giá trị sản phẩm cây mơ của Mỹ Đức, Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề, nhóm nghiên cứu mạnh Công nghệ chọn tạo và sản xuất cây trồng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức, UBND xã Hương Sơn tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Các biện pháp kỹ thuật canh tác mơ.

Mục tiêu hội thảo: Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nhân giống và canh tác mơ

Thời gian:  01 ngày (Dự kiến vào ngày 31/10/2024)

Địa điểm:  Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Nội dung:

  1. Các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây mơ mận
  2. Các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả mơ
  3. Cá cbiện pháp kỹ thuật xử lý ra hoa cách năm trên cây mơ
  4. Sâu bệnh hại cây mơ và giải pháp phòng trừ

Để góp phần vào sự thành công của Hội thảo, Ban Tổ chức kính mời Ông/Bà viết bài tham luận phù hợp với với chủ đề/nội dung và tham dự hội thảo trên.

Bài viết được đánh máy trên khổ giấy A4, có độ dài khoảng 3000-5000 từ (6-8 trang); Định dạng: Times New Roman, cỡ chữ 13; bảng mã Unicode; giãn dòng 1.3; lề trái: 3cm, lề trên, lề dưới, lề phải: 2cm;

Bài tham luận (file điện tử) xin gửi về Ban biên tập theo địa chỉ: doanthuy@vnua.edu.vn, ptngoc132@gmail.com

Thời gian gửi bài: Trước 17h00, ngày 23/10/2024 (Thứ tư)

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị.

GIÁM ĐỐC

TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ

 (Đã ký)

TS. Hoàng Đăng Dũng

 

HỘI THẢO KHOA HỌC

Các biện pháp kỹ thuật canh tác mơ

 

Mẫu bài tham luận

 

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG MƠ

Tên tác giả

Cơ quan công tác

 

TÓM TẮT

Từ khóa:

  1. Đặt vấn đề
  2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
  3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
  4. Kết luận và kiến nghị
  5. Tài liệu tham khảo
  6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2019. Hiện trạng và định hướng phát triển bền vững cây ăn quả các tỉnh miền Bắc. Hà Nội, tháng 5 năm 2019.
  7. Bourguiba H.; Scotti, I.; Sauvage, C.; Zhebentyayeva, T.; Ledbetter, C.; Krška, B.; Remay, A.; D’Onofrio, C.; Iketani, H.; Christen, D.; et al. Genetic structure of a worldwide germplasm collection of Prunus armeniaca L. reveals three major diffusion routes for varieties coming from the species’ center of origin. Front. Plant Sci. 2020, 11, 638. [CrossRef]

 

 

 

 

 

 

 

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA TÁC  GIẢ

 

Tên bài: 

 

Tên tác giả:                                             Năm sinh:                               Giới tính:

Đồng tác giả:                                           Năm sinh:                              Giới tính:

Chuyên ngành:

Học hàm:                                        Học vị:

Đơn vị công tác:

Email:

Điện thoại:

Thông tin tài khoản của tác giả

Chủ tài khoản:

Số tài khoản:

Chi nhánh ngân hàng:

Mã số thuế:

Số thẻ CCCD/CMT:                                              Ngày cấp:                      Nơi cấp:

thu moi HT 2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *